This is default featured post 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

19.2.11

ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LÝ HỌC

ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LÝ HỌC



MỤC TIÊU

1. Trình bày được khái niệm về thuốc, hàm lượng thuốc và liều lượng của thuốc.
2. Trình bày được các cách tác dụng của thuốc
3. Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

                                                                                             
1. Một số khái niệm
1.1. Khái niệm về thuốc
Thuốc là những sản phẩm từ nguồn động vật, thực vật khoáng chất, sinh học hay tổng hợp hoá học được bào chế để dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, phục hồi hoặc điều chỉnh chức năng cơ thể, làm giảm triệu chứng bệnh, làm mất cảm giác một bộ phận hay toàn thân, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ, nâng cao sức khoẻ, làm thay đổi hình dạng cơ thể.
1.2. Hàm lượng thuốc:
Hàm lượng thuốc là lượng thuốc nguyên chất có trong một đơn vị thành phẩm (một viên, một ống….). Một loại thuốc có nhiều hàm lượng khác nhau.  
Ví dụ:  Diclofenac: viên 25-50-75-100mg
 ống 75mg
1.3. Liều lượng thuốc.
Liều lượng thuốc là số lượng thuốc dùng cho người bệnh.
Dựa vào cường độ tác dụng.
- Liều tối thiểu: Là số lượng thuốc nhỏ nhất có tác dụng, có thể gây biến đổi nhẹ nhưng chưa chuyển bệnh.
- Liều trung bình (liều điều trị) thường áp dụng điều trị.
- Liều tối đa: Là liều quy định giới hạn cho phép. Nếu dùng quá liều tối đa có thể gây độc .
- Liều độc: là liều gây nhiễm độc. Như vậy, ranh giới giữa thuốc và chất độc rất khó phân định vì chỉ khác nhau về liều lượng .
Giữa liều điều trị và liều độc có một khoảng cách gọi là phạm vi an toàn. Thuốc có phạm vị an toàn lớn sẽ ít gây nguy hiểm trong sử dụng và ngược lại.
1.4. Quan niệm dùng thuốc.
- Thuốc đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng và chữa bệnh nhưng thuốc không phải là phương tiện duy nhất để phòng và chữa bệnh .
- Trong điều trị thì khỏi bệnh là kết quả tổng hợp của thuốc, chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi, tập luyện của người bệnh …..
Mặt khác, có nhiều bệnh không cần dùng thuốc cũng khỏi.
- Thuốc nào cũng có tác dụng không mong muốn vì vậy phải cân nhắc trước khi dùng.
- Phải có tác phong thận trọng, chính xác trước khi dùng thuốc vì " sử dụng thuốc như sử dụng con dao hai lưỡi".
- Trong thời gian dùng thuốc phải thực hiện đúng hướng dẫn của thầy thuốc và phải theo dõi các tác dụng không mong muốn. Nếu cần thiết có thể ngừng thuốc và xử lý các tai biến do thuốc.
2. Các cách tác dụng của thuốc:
2.1. Tác dụng chính và tác dụng phụ:
* Tác dụng chính: là tác dụng đáp ứng mục đích phòng và điều trị bệnh:
* Tác dụng phụ: không phục vụ cho mục đích điều trị và có thể gây tác hại cho người dùng.
          Ví dụ: aspirin có tác dụng chính là hạ sốt, giảm đau, chống viêm và có tác dụng phụ là kích ứng niêm mạc dạ dày.
Khi dùng thuốc, cố gắng giảm tác dụng phụ( uống sau khi ăn).
2.2. Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân:
* Tác dụng tại chỗ: là tác dụng có tính chất cục bộ và khu trú ở một bộ phận hay một cơ quan tiếp xúc với thuốc:
            Ví dụ: bôi thuốc sát khuẩn trên da, tiêm thuốc tê, uống thuốc bọc niêm mạc tiêu hoá:
* Tác dụng toàn thân:
Ví dụ:
- Tiêm morphin, thuốc vào máu có tác dụng giảm đau, ức chế hô hấp.
- Uống paracetamol sẽ có tác dụng hạ sốt giảm đau.
- Bôi mỡ trinitratglycerin ngoài da vùng trước tim, thuốc vào máu và có tác dụng giãn mạch vành.
Cần lưu ý khi dùng thuốc tại chỗ: nếu bôi ngoài da với diện rộng, vùng da tổn thương cũng dễ ngộ độc toàn thân.
2.3. Tác dụng hồi phục và tác dụng không hồi phục:
* Tác dụng hồi phục: sau khi thuốc chuyển hoá, thải trừ sẽ trả lại trạng thái sinh lý bình thường.
        Ví dụ: dùng thuốc mê thì thần kinh trung ương chỉ bị ức chế trong một thời gian nhất định sau đó lại trở lại bình thường.
* Tác dụng không hồi phục: Sau khi thuốc chuyển hoá, thải trừ vẫn để lại những trạng thái hay di chứng bất thường cho cơ thể.
        Ví dụ: Tetracyclin gây vàng răng hỏng men răng.
                    Streptomycin gây điếc vĩnh viễn.
Đa số các thuốc có tác dụng phục hồi.Tuy nhiên nếu dùng không đúng thì thuốc có tác dụng hồi phục vẫn có thể gây những tai biến nguy hiểm.

2.4.Tác dụng chọn lọc
Tác dụng chọn lọc là tác dụng xuất hiện sớm nhất và mạnh nhất trên một cơ quan, mặc dù thuốc đó có nhiều tác dụng trên các cơ quan khác.
Ví dụ: Morphin tác dụng trên trung tâm đau, trung tâm ho, trung tâm hô hấp nhưng tác dụng trên trung tâm đau là chọn lọc.

2.5. Tác dụng hiệp đồng và tác dụng đối lập: Khi phối hợp 2 hay nhiều thuốc nếu:
      - Giảm tác dụng của nhauđó là tác dụng đối lập.
- Tăng tác dụng của nhau, đó là tác dụng hiệp đồng tăng cường.
- Không ảnh hưởng đến tác dụng của nhau nhưng có cùng hướng tác dụng, đó là tác dụng  hiệp đồng cộng.
Ví dụ: phối hợp sulfamethoxazol với trimethoprim thì tác dụng tăng lên nhiều lần (tác dụng hiệp đồng tăng cường).
Rimifon và streptomycin có tác dụng hiệp đồng cộng trên trực khuẩn lao.
Cafein đối lập với diazepam trên thần kinh trung ương.
2.6. Tác dụng đảo ngược
Một số thuốc có tác dụng đảo ngược khi dùng liều khác nhau hoặc ở giai đoạn khác nhau.
Ví dụ: Ethanol lúc đầu gây hưng phấn thần kinh sau thì ức chế thần kinh. Terpin hydrat có tác dụng long đờm, lợi tiểu khi dùng liều nhỏ hơn 0,6g/ ngày. Nếu dùng liều lớn hơn 0,6g/ ngày sẽ gây khó khạc đờm và bí tiểu tiện…
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
3.1. Các yếu tố thuộc về thuốc:
* Cấu trúc hoá học của thuốc:
Cấu trúc hoá học quyết định tính chất lý, hoá của thuốc do đó ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Cấu trúc hoá học của thuốc thay đổi sẽ làm thay đổi tác dụng của thuốc.
* Dạng thuốc:
- Trạng thái tồn tại:
Hoá chất có thể tồn tại ở dạng khan hoặc dạng ngậm nước. Dạng khan dễ tan và tác dụng mạnh hơn, nên dùng liều thấp hơn.
- ảnh hưởng của tá dược:
Tá dược có thể ảnh hưởng đến sự khuyếch tán, hoà tan của thuốc nên cũng ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
          VD: Thay tá dược calcisulfat của viên diphenylhydantoin bằng lactose đã gây ngộ độc giống như dùng quá liều (vì lactose đã làm tăng hấp thu thuốc vào máu )
 - ảnh hưởng của dung môi:
 Mỗi thuốc chỉ ổn định trong những môi trường và pH nhất định, nếu thay đổi dung môi hay pH của nó sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc.
VD: Penicilin G sẽ bị giảm hoặc mất tác dụng nếu pha vào dung dịch Natribicarbonat hoặc trộn lẫn với Gentamicin.
3.2.Các yếu tố thuộc về người bệnh:
*Tuổi:
- Trẻ em:
Trẻ em (đặc biệt là trẻ sơ sinh) có nhiều đặc điểm chú ý khi dùng thuốc:
       + Hấp thu thuốc:
Hấp thu thuốc qua da nhanh hơn của người lớn.
Hấp thu thuốc qua ống tiêu hoá không ổn định (tăng hấp thu penicilin, ampicilin nhưng lại chậm hấp thu paracetamol, gardenal).
Cơ của trẻ em chưa phát triển, co bóp cơ vân còn kém nên hấp thu thuốc khi tiêm bắp chậm.
Hấp thu thuốc qua trực tràng nhanh
        VD: Đặt thuốc đạn diazepam đạt nồng độ trong máu ngang với tiêm tĩnh mạch.
            + Gắn thuốc vào protein huyết tương kém nên thuốc dạng tự do nhiều làm tăng tác dụng và độc tính của thuốc.
            + Chức năng gan, thận chưa hoàn chỉnh nên chuyển hoá và thải trừ thuốc kém.
            + Trẻ không chịu được các thuốc làm mất nước (thuốc lợi tiểu, gây nôn).
Vì những đặc điểm trên nên trẻ dễ bị ngộ độc khi dùng thuốc. Do đó phải rất thận trọng khi chỉ định thuốc cho đối tượng này.
Cần tránh những thuốc làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ và luôn nhớ "để thuốc xa tầm tay của trẻ".
- Người cao tuổi:
Người cao tuổi khả năng thích ứng giảm, chức năng thận, gan suy yếu nên dễ ngộ độc thuốc. Trong thực tế tai biến do thuốc ở lứa tuổi 60 đến 70 gấp đôi so với lứa tuổi 30 đến 40.
Người cao tuổi thường bị mắt mờ, tay run, hay quên, dễ xảy ra nhầm lẫn khi sử dụng thuốc. Vì vậy việc dùng thuốc ở người cao tuổi phải do nhân viên y tế hoặc người nhà trực tiếp thực hiện dù thuốc ở bất cứ dạng bào chế nào.
* Giới:
Nữ giới có những thời kì sinh lý cần được chú ý khi dùng thuốc:
- Thời kỳ kinh nguyệt:
Tránh dùng thuốc làm tăng chảy máu. Trong quá trình dùng thuốc, nếu có đợt nghỉ thuốc nên nghỉ thuốc vào lúc có kinh.
- Thời kỳ mang thai:
Không dùng các thuốc gây quái thai (nhất là 3 tháng đầu), các thuốc gây độc cho thai, thuốc tăng co bóp tử cung.
Một số thuốc cấm dùng khi có thai: Co-trimoxazol, tetracyclin, cloramphenicol, streptomycin, furosemid, thuốc chống ung thư…
- Thời kỳ cho con bú:
Tránh dùng thuốc làm mất sữa, làm thay đổi mùi vị sữa hay thuốc thải trừ qua sữa gây độc cho trẻ bú mẹ.
Một số thuốc cấm dùng khi cho con bú: Tetracyclin, metronidazol, cloramphenicol, thuốc phiện, hormon sinh dục…
* Cân nặng:
Người béo cần phải dùng liều cao hơn bình thường đối với thuốc mê, thuốc ngủ vì thuốc tích luỹ trong mỡ. Người gây do lượng mỡ ít nên nhạy cảm với các thuốc trên.
* Quen thuốc, nghiện thuốc:
Những người này chịu đựng được liều lượng thuốc cao hơn bình thường, với liều điều trị thì đáp ứng yếu:
- Quen thuốc là:
       + Muốn tiếp tục dùng thuốc nhưng không bắt buộc.
       + Rất ít có khuynh hướng tăng liều.
            + Thuốc làm thay đổi một phần về tâm, sinh lý nhưng khi cai thuốc không gây rối loạn nhiều cho cơ thể.
- Nghiện thuốc là:
       + Thèm thuốc mãnh liệt, xoay sở mọi cách để có thuốc dùng.
       + Có khuynh hướng tăng liều.
            + Thuốc làm thay đổi về tâm, sinh lý và thể xác rõ rệt, nô lệ hoàn toàn vào thuốc. Khi cai có những rối loạn mạnh về tâm lý và sinh lý.
* Dị ứng thuốc:
Một số thuốc có bản chất là kháng nguyên. Có thể gây dị ứng ở một số người. Phản ứng dị ứng do sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể. Lần đầu tiên tiếp xúc với cơ thể, kháng nguyên (thuốc) kích thích cơ thể sinh kháng thể (thời gian tạo kháng thể khoảng 7 đến 15 ngày). Các lần tiếp xúc sau với thuốc đó sẽ có sự kết hợp kháng nguyên với kháng thể gây ra dị ứng. Dị ứng có thể xảy ra nhẹ, nhanh chóng qua khỏi, nhưng cũng có thể diễn biến nặng (sốc phản vệ) dẫn tới tử vong.
Để hạn chế dị ứng thuốc và hậu quả của nó cần chú ý:
- Khai thác tiền sử dị ứng của bệnh nhân trước khi dùng thuốc.
- Đối với thuốc gây dị ứng cần phải thử phản ứng trước khi tiêm.
- Chuẩn bị sẵn sàng những thuốc men và phương tiện cấp cứu, nếu có xảy ra dị ứng thuốc phải nhanh chóng cấp cứu.
* Yếu tố dinh dưỡng của người bệnh:
- ảnh hưởng của thức ăn đến tác dụng của thuốc:
Thuốc tan mạnh trong lipid (như glyseofulvin, sulfamid…) sẽ được hấp thu tốt nếu uống sau bữa ăn có nhiều dầu mỡ.
Thức ăn làm giảm hấp thu của một số thuốc như penicilin V, ampicilin, rifamycin, rimifon…
Ngược lại, thức ăn làm tăng hấp thu một số thuốc như: Hypothiazid, vitamin B6, muối khoáng…
Thức ăn làm giảm kích ứng dạ dày cuả thuốc.
- ảnh hưởng của đồ uống đến tác dụng của thuốc:
            + Nước uống: Nước giúp cho thuốc nhanh chóng qua dạ dày xuống ruột giúp hoà tan và thải trừ thuốc nhanh hơn.
            + Sữa: Sữa làm giảm hấp thu một số thuốc như: tetracyclin, lincomycin, clindamycin, penicilin V, erythromycin, muối sắt… Do các thuốc này kết hợp với calci trong sữa tạo thành phức hợp khó hấp thu.
            + Nước chè, cà phê: Chất tanin trong chè, cà phê làm kết tủa các thuốc có sắt, các alcaloid (Atropin, ephedrin, papaverin…) dẫn đến làm giảm hấp thu.
            + Rượu Ethylic: liều cao, rượu làm giảm hấp thu Penicilin V, diazepam, vitamin…
Rượu làm tăng tính thấm một số thuốc mà lúc thường rất khó hấp thu (như thuốc chống giun sán). Rượu làm tăng kích ứng dạ dày của thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.
Rượu làm tăng nguy cơ viêm gan của paracetamol.
            + Nước quả và nước có ga: có thể làm hỏng thuốc hoặc làm thuốc hấp thu quá nhanh.
Như vậy nên dùng nước sôi nguội để uống thuốc vì không xảy ra tương tác khi hoà tan. Thường dùng 50 đến 100ml nước để uống thuốc. Một số trường hợp đặc biệt cần uống một lượng thuốc ít hơn như thuốc tẩy sán Niclosamid. Cần uống nhiều nước khi dùng Sulfamid.
3.3. Bảo quản và sử dụng thuốc
* Bảo quản thuốc:
Thuốc phải được bảo quản đúng quy định, tránh các yếu tố làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Nếu bảo quản không tốt thuốc sẽ giảm hoặc mất tác dụng.
Ví dụ: Viên sủi bọt để ẩm sẽ bị tan rã.
                Vaccin để ở nhiệt độ thường sẽ bị mất tác dụng phòng bệnh.
* Sử dụng thuốc:
- Liều dùng: Một số thuốc khi dùng liều khác nhau thì tác dụng khác nhau.
Ví dụ:Uống Magnesi sulfat liều 2 đến 5g có tác dụng thông mật, nhuận tràng, uống liều 30g có tác dụng tẩy sổ.
- Đường dùng: Nhiều thuốc có đường dùng uống và tiêm. Đường uống thường có tác dụng chậm hơn đường tiêm. Có thuốc khi dùng đường khác nhau sẽ có tác dụng khác nhau:
Ví dụ: Magnesi sulfat dùng đường uống có tác dụng trên tiêu hoá (thông mật, nhuận tràng, tẩy sổ) nhưng dùng đường tĩnh mạch lại có tác dụng trên thần kinh trung ương (an thần chống co giật, chống phù não).
- Thời điểm dùng thuốc: Hiệu quả của thuốc có thể khác nhau khi đưa vào cơ thể ở các thời điểm khác nhau.
Cho đến nay đã tìm thấy nhiều thuốc có hoạt tính và độc tính biến đổi nhịp nhàng theo thời gian 24 giờ (một ngày đêm). Vì vậy cần tìm thời điểm dùng thuốc tối ưu để đạt hiệu lực cao mà ít gây tác hại, tránh thời điểm mà cơ thể có sức đề kháng yếu nhất với thuốc.
       Ví dụ:
- Penicilin: tiêm chiều tối bao giờ cũng có nồng độ trong máu cao hơn tiêm ban ngày.
- Theophylin: uống buổi sáng có tác dụng tốt nhất
- Corticoid dùng lúc 7 đến 8 giờ sáng có tác dụng tốt hơn và ít độc tính hơn.
- Thuốc nên uống vào bữa ăn như: Thuốc kích thích tiêu hoá (rượu khai vị)
- Thuốc nên uống xa bữa ăn (trước bữa ăn 1 giờ hay sau ăn 2 giờ).
       + Thuốc bị giảm hấp thu bởi thức ăn.
       + Thuốc cần đi nhanh qua dạ dày (viên bao tan ở ruột).
- Thuốc nên uống sau bữa ăn như: thuốc kích ứng niêm mạc tiêu hoá.


Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More