THUỐC AN THẦN, GÂY NGỦ, CHỐNG CO GIẬT

THUỐC AN THẦN, GÂY NGỦ, CHỐNG CO GIẬT


MỤC TIÊU:
1. Trình bày được đại cương về thuốc an thần, gây ngủ, chống co giật.
2. Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn, cách dùng một số thuốc thông thường.

1. Đại cương:
Thuốc an thần, gây ngủ, chống co giật tác dụng làm giảm kích thích và quá trình hưng phấn vỏ não. Tuỳ theo mức độ và phạm vi tác dụng có thể phân biệt:
- Tác dụng an thần:
+ Thuốc an thần mạnh: clopromazin, haloperidol...
+ Thuốc an thần vừa và nhẹ: diazepam
- Tác dụng gây ngủ: phenobarbital, diazepam...
- Tác dụng chống co giật: phenobarbital, diazepam, carbamazepin...
2. Một số thuốc thường dùng:
2.1. Clopromazin (Aminazin)
- Dạng thuốc:
+ Viên  nén hay viên bọc đường 25-100mg
+ ống tiêm: 25 – 50mg
- Tác dụng:
+ An thần mạnh, gây trạng thái thờ ơ, lãnh đạm, cải thiện được các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt (ảo giác, thao cuồng, vật vã...). Thuốc không gây ngủ nhưng làm cho mơ màng, dễ ngủ.
+ Hạ thân nhiệt do ức chế trung tâm điều nhiệt
+ Chống nôn do ức chế trung tâm nôn
+ Ngoài tác dụng trên thần kinh trung ương, thuốc còn tác dụng trên thần kinh thực vật.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Rối loạn tâm lý: suy nghĩ chậm chạp, chóng mệt mỏi, lú lẫn...
+ Tụt huyết áp khi đứng (nhất là sau khi tiêm)
+ Khô miệng, táo bón, bí đái
+ Nhìn mờ do giãn đồng tử, tăng nhãn áp
+ Rối loạn nội tiết, sinh dục: vô kinh, chảy sữa, giảm tình dục, tăng cân
- Chỉ định:
+ Tâm thần phân liệt
+ Tiền mê
+ Chống nôn
+ Giảm đau
+ Chống  ngứa
+ Chống rung tim
- Chống chỉ định:
+ Ngộ độc cấp do rượu, thuốc ngủ
+ Suy gan
+ ứ nước tiểu do rối loạn niệu đạo – tuyến tiền liệt
+ Glôcôm góc đóng (do thuốc làm tăng nhãn áp)
- Liều dùng:
+ Uống:  25 – 50 mg / lần x 1 – 3 lần / ngày .
+ Tiêm bắp sâu 25 - 50mg/ngày
+ Tiêm tĩnh mạch 25 mg pha trong 10 – 20 ml dung dịch glucose 5% hoặc dung dịch natri clorid 0,9%.
Chú ý: Để bệnh nhân nằm khi tiêm và sau tiêm 15 phút.
2.2. Diazepam (seduxen, valium)
   - Dạng thuốc:
+ Viên nén: 2-5-10mg
+ ống tiêm: 2ml/10mg
  - Tác dụng:
+ An thần, giảm lo âu, giảm hung hãn.
+ Làm dễ ngủ.
+ Giãn cơ.
+ Chống co giật.
  - Tác dụng không mong muốn:
+ Về tâm thần đôi khi có tác dụng ngược: ác mộng, bồn chồn, lo lắng, nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, muốn tự tử...
+ Khi nồng độ cao trong máu có thể gây uể oải, động tác không chính xác, lú lẫn, giảm trí nhớ
+ Giảm trương lực cơ.
+ Dùng lâu dài dẫn đến lệ thuộc vào thuốc.
  - Chỉ định:
+ Lo âu
+ Khó ngủ
+ Co thắt cơ
+ Động kinh
  - Chống chỉ định:
+ Trạng thái sốc hoặc hôn mê
+ Thần kinh trung ương bị ức chế
+ Nhược cơ
+ Phụ nữ có thai 3 tháng đầu và đang cho con bú
+ Thiểu năng hô hấp mất bù
+ Dị ứng với thuốc
  - Liều dùng:
+ Uống : Người lớn uống 5-20mg/ ngày, chia làm 3-4 lần
+ Tiêm tĩnh mạch chậm: 5-10mg trong cơn động kinh nặng
   Chú ý: 
+ Kiêng rượu trong thời gian dùng thuốc
+ Không dùng khi lái xe, vận hành máy...
  - Bảo quản:
+ Dạng viên bảo quản theo quy chế thuốc hướng tâm thần
+ Dạng tiêm bảo quản theo qui chế thuốc gây nghiện

2.3. Phenobarbital ( Gardenal)
  - Dạng thuốc:
 + Viên  nén: 10-50-100mg
 + ống tiêm: 40-200mg
 - Tác dụng: ức chế thần kinh trung ương, gây ngủ, chống co giật.
 - Tác dụng không mong muốn:
 + Có thể gặp phản ứng bất thường ngay khi dùng lần đầu: Phù mặt, mẩn ngứa, nhức đầu, nôn, ỉa lỏng
 + ức chế hô hấp
 + Dùng lâu gây quen thuốc hoặc  nghiện thuốc
 - Ngộ độc cấp:
 + Triệu chứng khi ngộ độc cấp: Với liều 5-10 lần liều ngủ có thể gây hôn mê với các triệu chứng: buồn nôn, mất dần phản xạ, giãn đồng tử, hạ thân nhiệt, thở chậm và nông, huyết áp giảm dẫn đến tử vong
 + Điều trị:
  - Rửa dạ dày bằng dung dịch thuốc tím 0,1% ngay cả khi đã ngộ độc lâu
  - Hồi sức: Hút đờm rãi, thở ôxy, dùng thuốc trợ tim mạch
  -Thải trừ phenobarbital ra khỏi cơ thể bằng truyền dung dịch manitol 10%,  dung dịch natri bicarbonat 1,4%.
  - Nhiễm độc nặng phải dùng thận nhân tạo
  - Chỉ định:
 + Gây ngủ (hiện nay ít dùng)
 + Dùng trong tiền mê
 + Bệnh động kinh
  - Chống chỉ định:
 + Mẫn cảm với thuốc
 + Suy hô hấp nặng
  - Liều dùng:
 + Uống: Người lớn 50 - 400mg/ngày, chia 2- 3 lần
 + Tiêm bắp: Người lớn 200 - 400mg/ngày
  Trường hợp cần thiết mới tiêm tĩnh mạch (khi tiêm cần pha loãng vào dung dịch glucose 5% và tiêm thật chậm).
 Chú ý:
+ Kiêng rượu trong thời gian dùng thuốc
+ Không dùng cho người lái tàu, xe, vận hành máy khi đang làm nhiệm vụ
+ Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu
+ Không ngừng thuốc đột ngột
- Bảo quản: Theo quy chế thuốc hướng tâm thần .

2.4. Carbamazepin (Tegretol)
- Dạng thuốc: Viên  nén:100-200-300mg
- Tác dụng: Chống co giật
- Tác dụng không mong muốn:
+ Thường gặp: Ngủ gà, chóng mặt, nhìn loá, buồn nôn, nôn.
+ Ngoài ra có thể gặp rối loạn tạo máu, tổn thương ngoài da, viêm gan, suy thận...
- Chỉ định:  Động kinh
- Chống chỉ định:
+ Phụ nữ có thai 3 tháng đầu
+ Mẫn cảm với thuốc
+ Suy gan
+ Blốc nhĩ - thất
- Liều dùng: Người lớn uống 200-300mg/lần. Ngày 2 lần
Chú ý:
+ Không dùng thuốc cùng với rượu
+ Không ngừng thuốc đột ngột để tránh xảy ra cơn động kinh nặng.

Thuốc tham khảo
1. Viên sen vông
- Dạng thuốc:
    Viên chứa: 50mg cao khô lá sen
                  60mg cao khô lá vông
                  30mg tetrahydro panmatin
- Chỉ định:
    Dùng làm thuốc an thần, trị mất ngủ, suy nhược thần kinh
- Liều dùng:
Người lớn uống 2- 4 viên / lần trước khi ngủ. Mỗi đợt dùng 10 - 15 ngày.
2. Cao lạc tiên
- Dạng thuốc:
    Cao lỏng đóng lọ 100ml được bào chế từ lá lạc tiên, lá dâu, lá vông
- Chỉ định:
    Dùng làm thuốc an thần điều trị chứng khó ngủ, lo phiền hồi hộp
- Liều dùng:   
    Người lớn uống 2 thìa canh / lần. Ngày uống 1 - 2 lần trước khi ngủ.

1 nhận xét:

  1. thuốc này dùng được phải không nhỉ? https://sanduoc.net/thuoc-tay/phenobarbital/

    Trả lờiXóa

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More