THUỐC ĐIỀU TRỊ LAO, PHONG


THUỐC ĐIỀU TRỊ LAO, PHONG


MỤC TIÊU:
1. Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn, cách dùng của thuốc chống lao,phong thường dùng.
2. Trình bày được nguyên tắc dùng thuốc chống lao, phong.

1. Đại cương:
- Lao là một bệnh nhiễm khuẩn do trực khuẩn lao gây nên, hiện nay có thể chữa khỏi hoàn toàn.
- Thuốc chống lao được chia thành 2 nhóm
+ Nhóm thuốc chống lao thường dùng (isoniazid, rifampicin, ethambutol, streptomycin, pyrazinamid). Thuốc nhóm này có hiệu quả điều trị cao và ít tác dụng không mong muốn
+ Nhóm thuốc chống lao ít dùng (ethionamid, cycloserin, kanamycin…). Nhóm này để dự trữ, được dùng trong những trường hợp vi khuẩn lao kháng thuốc.
1       Thuốc chống lao thường dùng:
2.1. Isoniazid( Rimifon, INH)
- Dạng thuốc:
+ Viên 50-100-300mg
+ Ống 2ml/50mg
- Tác dụng cơ chế tác dụng:
Vừa kìm vừa diệt trực khuẩn lao do ức chế sinh tổng hợp các thành phần thiết yếu của màng tế bào. Tác dụng chủ yếu trên trực khuẩn lao đang sinh sản .
- Tác dụng không mong muốn:
+ Dị ứng
+ Viêm dây thần kinh ngoại biên, dị cảm đầu chi, có cảm giác kiến bò ở chân, tay.
+ Viêm dây thần kinh thị giác
+ Vàng da, viêm gan, hoại tử tế bào gan
+ Giãn tĩnh mạch, khô miệng, ù tai, co giật. Vitamin B6 làm giảm được tác dụng không mong muốn của isoniazid .
- Chỉ định: Điều trị lao
- Chống chỉ định:
+ Viêm gan nặng
+ Thận trọng với người động kinh, nghiện rượu, đái tháo đường , có thai 3 tháng đầu
- Liều dùng:
Người lớn: uống 5mg/ kg/24 giờ, trẻ em 5-10mg/kg/24 giờ ,tối đa không quá 300mg/24 giờ. Uống 1 lần vào sáng sớm lúc đói (thức ăn làm giảm hấp thu thuốc cùng với các thuốc chống lao khác.Tiêm bắp với liều như liều uống. Ngoài ra có thể tiêm trực tiếp vào những vị trí tổn thương lao.
2.2. Rifampicin ( Rimactan, rifadin)
 - Dạng thuốc:
      Viên nang 150-300mg
 - Tác dụng và cơ chế:
      Diệt trực khuẩn lao ngoài ra còn diệt trực khuẩn hủi và một số vi khuẩn khác do ức chế tổng hợp ARN của vi khuẩn.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, nôn, đầy bụng .
+ Sốt
+ Rối loạn tạo máu
+ Vàng da ,viêm gan: hay gặp ở người có tiền sử bệnh gan, nghiện rượu, người cao tuổi và tăng lên khi phối hợp với isoniazid.
- Chỉ định:
+ Điều trị lao
+ Điều trị hủi
-  Chống chỉ định:
+ Mẫn cảm với thuốc
+ Có thai 3 tháng đầu
+ Suy gan nặng
  - Liều dùng:
 Người lớn uống: 10 - 20mg/ kg/ 24 giờ. Trẻ em 20mg/ kg/ 24 giờ. Tối đa không quá 600mg/ 24 giờ. Uống 1 lần vào sáng sớm lúc đói.
Chú ý: Khi dùng thuốc, các dịch tiết của cơ thể (nước tiểu, nước bọt, nước mắt) có màu da cam do thuốc thải trừ .
2.3. Ethambutol (Myambutol, dexambutol)
- Dạng thuốc: Viên 100 - 400mg
- Tác dụng:
Có tác dụng kìm hãm sự phát triển của trực khuẩn lao mạnh nhất ở thời kỳ nhân lên của trực khuẩn. Ethambutol có tác dụng cả với trực khuẩn lao đã kháng isoniazid và streptomycin.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Dị ứng ngoài da
+ Đau đầu, đau khớp
+ Rối loạn tiêu hoá
+ Viêm dây thần kinh thị giác, rối loạn nhận biết màu sắc. Nếu có tổn thương thần kinh thì phải ngừng thuốc.
- Chỉ định: Phối hợp với các thuốc chống lao khác trong điều trị bệnh lao .
- Chống chỉ định:
+ Phụ nữ có thai
+ Phụ nữ cho con bú
+ Trẻ em dưới 5 tuổi
+ Viêm dây thần kinh thị giác
- Liều dùng:
+ Người lớn uống 10 -15mg/kg/24 giờ
+ Trẻ em 15mg/kg/24 giờ. Uống 1 lần vào sáng sớm lúc đói.
2.4. Streptomycin.
- Dạng thuốc: lọ 1g
- Tác dụng:Là kháng sinh nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt trực khuẩn lao và một số vi khuẩn khác.
- Tác dụng không mong muốn: xem kháng sinh nhóm aminoglycosid
- Chỉ định: Điều trị lao (thường phối hợp với các thuốc khác).
- Chống chỉ định:
+ Dị ứng với streptomycin
+ Viêm thần kinh thính giác
+ Suy thận
+ Nhược cơ
+ Có thai, cho con bú
- Liều dùng:
           Tiêm bắp: 15mg/kg/24 giờ.
2.5. Pyrazinamid.
- Dạng thuốc:Viên nén 0,5g
- Tác dụng

          Kìm hãm trực khuẩn lao

- Tác dụng không mong muốn
+ Rối loạn tiêu hoá: Đau bụng, chán ăn, buồn nôn, nôn
+ Sốt, nhức đầu, đau khớp
+ Vàng da, tổn thương gan.
- Chỉ định:
Điều trị lao mới nhiễm, thường phối hợp với các thuốc chống lao khác.
- Chống chỉ định:
+ Có thai
+ Suy gan, thận
- Liều dùng: Uống 20-30mg/kg/24 giờ

 Nếu dùng cách ngày: uống với liều 50mg/kg/24 giờ, không vượt quá 3g/24 giờ

3. Thuốc chống lao ít dùng:
- Ethionamid.
- Acid para amino salicylic (P.A.S)
- Cycloserin.
- Kanamycin.
- Capreomycin
4. Nguyên tắc dùng thuốc:
- Để tăng hiệu quả điều trị, giảm tỷ lệ kháng thuốc của trực khuẩn lao phải dùng  phối hợp ít nhất 3 thuốc trong giai đoạn tấn công (có thể phối hợp 4 - 5 thuốc). Dùng thuốc một lần vào buổi sáng khi đói .
- Cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để chọn thuốc thích hợp
- Dùng thuốc liên tục không ngắt quãng, ít nhất là 6 tháng, có thể kéo dài hơn
- Thường xuyên theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More